x

Ngành Cơ khí Việt Nam: Phải thay đổi từ nhân lực đến chính sách

09/11/2022
Cơ khí được coi là một trong những ngành nghề xương sống của nền kinh tế. Nó là nền tảng để hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển, nhưng trong nhiều năm qua ngành này chỉ phát triển èo uột không khẳng định được vai trò của mình.

Cơ khí được coi là một trong những ngành nghề xương sống của nền kinh tế. Nó là nền tảng để hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển, nhưng trong nhiều năm qua ngành này chỉ phát triển èo uột không khẳng định được vai trò của mình.

Tại Hội thảo “Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và CMCN 4.0” vừa qua, nhiều chuyên gia cho rằng, DN cơ khí nội địa buộc phải chuyển mình mạnh mẽ mới thích ứng được.

Mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu

Theo báo cáo của Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam, tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 50 tỉ USD; trong đó, sản xuất trong nước 16 tỉ USD. Như vậy, ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng được 32,5% nhu cầu cơ khí cả nước, trong khi đó mục tiêu đề ra phải đáp ứng được 45 - 50% nhu cầu sản xuất trong nước từ năm 2010.

Lý giải về sự tụt hậu này, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam Đào Phan Long cho rằng, sau 20 năm phát triển ngành cơ khí, trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất cơ khí của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu với thế giới. Phần lớn việc tổ chức DN, quản lý sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển mới ở trình độ công nghệ thời 2.0, dẫn đến các sản phẩm cơ khí, nguồn nhân lực... thua kém các nước trong khu vực. Ông Long cho rằng, sự tụt hậu này có cả trách nhiệm của quản lý nhà nước và của các DN cơ khí nội địa.

Cũng theo ông Long, hệ thống chính sách và bộ máy quản lý nhà nước đối với sản xuất cơ khí nội địa không hữu hiệu, không đi vào cuộc sống, không bảo vệ được thị trường nội địa, mất nhiều đơn hàng cho nước ngoài... dẫn đến việc cơ khí Việt Nam bị thua ngay trên sân nhà.

Một số chuyên gia cho rằng, tình trạng đầu tư tự phát, yếu kém của các DN cơ khí trong nghiên cứu thị trường, quản lý sản xuất, thiết bị công nghệ yếu kém dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm cơ khí Việt Nam khó cạnh tranh. Do đó, các sản phẩm cơ khí vẫn chủ yếu là gia công kết cấu thép, ít sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

0.06953 sec| 2291.203 kb